Tia UV – Tác hại và cách phòng chống hiệu quả

Tia uv là gì? ( Ultraviolet )

Các loại tia UV

Trong Ánh sáng mặt trời bao gồm 3 tia quang phổ chính có bước sóng dài ngắn khác nhau:

Ánh sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy với bước sóng khoảng 380 – 700nm. Đây là ánh sáng cho chúng ta sinh hoạt hằng ngày.

Tia hồng ngoại IR không thể nhìn thấy có bước sóng khoảng 700 -1mm. Tia này sinh ra nhiệt cao nhất, gây hiện tượng nóng trên bề mặt trái đất.

Tia cực tím (Ultraviolet) chúng ta cũng không thể nhìn thấy có bước sóng khoảng 100 – 380nm. Và nó được chia làm 3 nhóm là UVA, UVB, UVC, mỗi loại sẽ có cường độ nguy hại khác nhau.

UVA, UVB, UVC

UVA: bức xạ này nằm gần vùng ánh sáng nhìn thấy (có bước sóng 300-380nm), đây cũng chính là tia mà chúng ta phải tiếp xúc hằng ngày, vì nó có thể xuyên qua tầng ozon và mây, đâm xuyên qua bề mặt da đến lớp hạ bì gây tổn thương cho da và mắt.

UVB: Có bước sóng (290-300nm) ngắn hơn UVA, và nguy hại hơn, nhưng được hấp thụ bởi tầng ozon và mây nên ít có khả năng tiếp xúc bề mặt trái đất.

UVC: Có bước sóng ngắn nhất (100-290nm) và cũng là tia có năng lượng cao và nguy hiểm nhất. Nhưng thật may là chúng được hấp thụ hoàn toàn bởi tầng ozon.

Như vậy theo cách hiểu đơn giản thì tia UV thuộc loại tia tử ngoại gây hại cho cơ thể. Chủ yếu là da và mắt, làm cháy da, xạm da nếu tiếp xúc lâu dài. Không chỉ thế nó còn là nguyên nhân chính gây hiện tượng phai màu cho đồ đạc, nội thất.

Chỉ số UV bao nhiêu là nguy hiểm?

Tác hại của tia UV

Chỉ số UV là những thông số giao động có trong mặt trời được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm cảnh báo mức ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và chúng được chia theo thang điểm từ 0=>10+ (mức cho phép không nguy hại là từ 0 đến 2)

* Chỉ số UV từ 0-2 nguy cơ phơi nhiễm ở mức tối thiểu

* Chỉ số từ 3-4 nguy cơ phơi nhiễm ở mức thấp

* Chỉ số từ 5-6 nguy cơ phơi nhiễm vừa phải

* Chỉ số từ 7-9 nguy cơ phơi nhiễm cao

* Chỉ số trên 10 là rất nguy hiểm đến sức khoẻ

Để có thể theo dõi mức độ UV mỗi ngày, bạn có thể tải ứng dụng thời tiết trên điện thoại.

Tác hại của tia UV?

Tác hại của tia UV
  • Da bị cháy nắng, gây lão hoá da

Tiếp xúc với tia UV mạnh trong thời gian dài sẽ khiến cho các tế bào trên bề mặt da bị tiêu diệt. Nhẹ nhất là hiện tượng cháy nắng, đỏ da thường xuất hiện tại vùng quanh mắt, lỗ tai, bàn tay bởi thường tiếp xúc với tia UV khi ra ngoài.

  • Ung thư da

Ung thư da có tất nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân hàng đầu là do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím, những phần da tiếp xúc quá lâu như tay, vành tai, mắt không được che chắn khiến cấu trúc da bị phá hủy có thể dẫn đến ung thư da.

  • Gây hại cho mắt

Gây ra hiện tượng rối loạn cho mắt, đục thủy tinh thể làm mờ mắt thậm chí có thể mù loà. Trên thực tế những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ bị đục thủy tinh thể sớm hơn những người khác.

Giác mạc hấp thụ các bức xạ tia UV gây nên hiện tượng đục thủy tinh thể, thoái hoá điểm vàng, viêm giác mạc, hạt kết giác mạc…

  • Hệ thống miễn dịch suy giảm

Da là một lớp bảo vệ hoàn hảo cho cơ thể chống lại những tác nhân gây hại bên ngoài. Bao gồm tăng cường hệ miễn dịch. Những chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết nếu tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại sẽ ngăn chặn hệ thống miễn dịch trên da. Khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể, kể cả khả năng chống ung thư sẽ bị giảm.

  • Phai màu nội thất

chúng là nguyên nhân chính làm mờ dần đồ nội thất của chúng ta

Cách phòng chống tia UV như thế nào?

Mắt và da dễ dàng bị tia UV gây tổn thương khi tiếp xúc thường xuyên với cường độ mạnh và đủ lâu. Việc phòng chống là tránh tiếp xúc lâu dài với chúng, UV thường có trong tự nhiên và nhân tạo. Chúng ta nên lưu ý rằng nguồn bức xạ này luôn có trong mặt trời ngay cả những ngày nhiều mây và mưa.

  • Kem chống nắng: biện pháp này khá thông dụng tuy nhiên hãy chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ và kem có khả năng cản UVA, UVB.
  • Đồng phục chống nắng: Sử dụng nón có vành rộng, đeo khẩu trang dày, quần áo tay dài, hiệp hội Hoa Kỳ đã đưa ra các tiêu chuẩn chống tia UV để gắn vào các nhãn mác quần áo.
  • Đeo kính mát: Kính thông thường chỉ cản được 75% UV. Vì vậy hãy chọn những loại kính có khả năng chống UV cao hoặc theo chuẩn ANSI.
  • Tránh sự phản xạ ánh sáng như mặt nước, vách kính ngoài trời nắng.

Giấy dán kính chống tia UV

Phim cách nhiệt – giải pháp ngăn tia UV triệt để

Khi ở nhà tia UV vẫn có thể tấn công bạn một cách dễ dàng nhất là những vách kính hay cửa sổ. Giấy dán kính chống UV sẽ bảo vệ mọi thứ bên trong nhà một cách hoàn hảo. Giấy dán kính là một màng mỏng được phủ lên nhiều lớp kim loại, vật liệu gốm, và một lớp màu hấp thụ hoàn toàn tia cực tím.

  • Ngăn cản UV từ 99 đến 100%.
  • Giảm chói, điều chỉnh màu kính chống lại ánh sáng mạnh.
  • Giảm nhiệt vào bên trong nhà, đây là tính năng tuyệt vời của giấy dán kính bởi nó còn có tên gọi là phim cách nhiệt.
Thi công dán phim cách nhiệt chống nóng, ngăn tia UV

Lợi ích của tia UV

Tuy chúng mang lại khá nhiều phiền toái trong sinh hoạt ngoài trời. Thế nhưng cơ thể con người vẫn cần tiếp xúc với chúng trong khoảng thời gian nhất định sẽ đem lại lợi ích quan trọng.

Tác dụng có lợi  bao gồm sản xuất vitamin D, một loại vitamin thiết yếu đối với sức khỏe con người. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho từ thực phẩm và hỗ trợ sự phát triển của xương. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị 5 đến 15 phút phơi nắng 3 đến 4 lần một tuần.

MỌI CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ 24/7:

CÔNG TY TNHH TM TỔNG HỢP NTN

Địa chỉ: 159/71 Bạch Đằng, P. 02, Q. Tân Bình, TP. HCM

Hotline: 0915.42.9797 – 0936.137.388

FB: https://facebook.com/phimcachnhiet.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *